Cấu trúc 3 phần đề thi Speaking VSTEP (Đề thi Nói)

Cấu trúc đề thi Nói VSTEP

Cấu trúc đề thi Speaking VSTEP (Kỹ năng nói): Chi tiết 3 phần thi, ví dụ đề thi, lưu ý khi nói, mẹo triển khai dàn ý, thông tin cụ thể từng phần thi.

3 phần thi của kỹ năng Nói VSTEP:

  1. Tương tác xã hội (3 phút)
  2. Thảo luận giải pháp (4 phút)
  3. Phát triển chủ đề (5 phút)

Để chuẩn bị cho bài thi nói tiếng Anh Vstep, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu kỹ cấu trúc của bài thi và những lưu ý quan trọng giúp đạt điểm cao.

Sau bài viết này, bạn sẽ tiếp tục đến phần tiếp theo về luyện tập nói theo chủ đề. Mỗi chủ đề không chỉ cung cấp từ vựng liên quan mà còn một bài thi mẫu đầy đủ cho kỹ năng nói. Hãy tích cực học từ vựng và tự luyện tập. Đừng quên kiểm tra phần đáp án sau khi thực hành, nơi bạn có thể nghe những mẫu trả lời có audio, giúp cải thiện phát âm và cách trình bày.

Tiêu chí đánh giá và chấm điểm phần thi Speaking VSTEP

Bảng Điểm Ngữ Pháp - Phạm Vi - Độ Chính Xác

Mức ĐiểmTiêu Chí Ngữ Pháp – Phạm Vi – Độ Chính Xác
0Thí sinh không dự thi.
1Chỉ sử dụng được một cách hạn chế một số cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu đơn giản đã học.
2Sử dụng chính xác một số cấu trúc đơn giản nhưng vẫn mắc các lỗi cơ bản một cách hệ thống; tuy nhiên, người sử dụng vẫn thể hiện được ý mình muốn truyền đạt.
3Sử dụng một cách khá chính xác các dạng câu thường dùng trong những tình huống quen thuộc, tuy có thể còn mắc nhiều lỗi nhưng người sử dụng vẫn thể hiện được ý một cách rõ ràng.
4Sử dụng một cách chính xác các dạng câu thường dùng trong những tình huống quen thuộc, tuy có thể còn mắc một số lỗi nhưng người sử dụng vẫn thể hiện được ý một cách rõ ràng.
5Sử dụng một cách chính xác các dạng câu đơn thường dùng trong những tình huống quen thuộc, tuy có thể còn mắc một số lỗi sai nhưng không dẫn đến hiểu nhầm.
6Sử dụng linh hoạt và chính xác cả câu đơn và một số câu phức, tuy còn mắc một số lỗi sai nhưng không dẫn đến hiểu nhầm.
7Sử dụng linh hoạt và chính xác cả câu đơn và khá nhiều câu phức, tuy còn mắc một số lỗi sai trong cách diễn đạt một cách không hệ thống.
8Sử dụng linh hoạt và chính xác cả câu đơn và khá nhiều câu phức, tuy còn mắc một số lỗi sai nhưng có thể tự sửa được ngay.
9Sử dụng linh hoạt và chính xác nhiều câu trúc câu đa dạng, tuy đôi khi còn mắc lỗi nhưng khó phát hiện.
10Sử dụng linh hoạt và chính xác nhiều câu trúc câu đa dạng và hầu như không mắc lỗi.

Bảng Điểm Từ Vựng

Mức ĐiểmTiêu Chí Từ Vựng
0Thí sinh không dự thi.
1Chỉ sử dụng được một số từ vựng cơ bản liên quan đến chủ đề quen thuộc.
2Sử dụng nhiều từ, cụm từ liên quan đến các chủ đề quen thuộc. Chọn từ dựa trên sự hiểu biết về dạng thức của từ thường xuyên sử dụng.
3Sử dụng đúng các từ vựng thích hợp cho các chủ đề quen thuộc với độ lặp lại cao, mặc dù vẫn còn mắc một số lỗi về dùng từ.
4Sử dụng các từ vựng thích hợp cho các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng còn mắc nhiều lỗi về dùng từ.
5Sử dụng các từ vựng thích hợp cho các chủ đề không quen thuộc. Có độ chính xác trung bình với một số lỗi về từ ngữ.
6Có khả năng sử dụng từ vựng chính xác cho các chủ đề không quen thuộc, mặc dù vẫn còn lỗi nhưng không gây hiểu nhầm nghiêm trọng.
7Sử dụng từ vựng phong phú, chính xác cho các chủ đề đa dạng, tuy vẫn còn một số lỗi về từ.
8Có độ chính xác cao khi sử dụng từ vựng phức tạp và đa dạng, mặc dù vẫn còn lỗi nhưng ít gây nhầm lẫn.
9Sử dụng từ vựng phức tạp và đa dạng một cách chính xác, chỉ còn một vài lỗi nhỏ.
10Sử dụng từ vựng cực kỳ chính xác và đa dạng, hầu như không mắc lỗi về từ vựng.

 

Bảng Điểm Phát Âm

Mức ĐiểmTiêu Chí Phát Âm
0Thí sinh không dự thi.
1Phát âm những từ và cụm từ rất đơn giản nhưng độ chính xác thấp, gây khó hiểu cho người nghe.
2Phát âm được một số từ và cụm từ đơn giản nhưng đôi khi khó nghe gây khó khăn trong quá trình đánh giá của người chấm.
3Phát âm rõ ràng và dễ hiểu những từ và cụm từ, tuy còn mắc khá nhiều lỗi về các âm đơn lẻ và các lỗi âm khác.
4Phát âm rõ ràng và dễ hiểu những từ và cụm từ, tuy đôi khi còn mắc lỗi về các âm đơn lẻ.
5Phát âm rõ ràng, tự nhiên, và dễ hiểu. Phát âm đơn lẻ hầu như rõ ràng, chính xác.
6Nhấn trong âm từ và trong câu tương đối chính xác và đã thể hiện sự nỗ lực trong việc nhấn trong âm từ và ngữ điệu câu.
7Phát âm rõ ràng, tự nhiên, và dễ hiểu. Nhấn trong âm từ và trong câu đều chính xác.
8Phát âm rất rõ ràng trong âm từ và ngữ điệu câu. Có nỗ lực trong việc thể hiện ngữ điệu câu và khả năng thay đổi trong âm câu.
9Phát âm rất rõ ràng, có khả năng thay đổi trong âm câu để thể hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau.
10Phát âm đạt trong âm từ và câu chính xác. Có khả năng thay đổi trong âm câu và ngữ điệu để thể hiện các sắc thái ý nghĩa khác nhau và các chức năng khác của ngôn ngữ.

Bảng Điểm Độ Lưu Loát

Mức ĐiểmTiêu Chí Độ Lưu Loát – Ngập Ngừng – Nói Dài
0Thí sinh không dự thi.
1Chỉ có thể nói một cách rời rạc, ngập ngừng, và các cụm từ rất ngắn, phần lớn là những câu đã học thuộc.
2Có thể nói những từ và câu ngắn một cách rất chậm chạp, thường xuyên bị lỗi vì phải nhắc lại.
3Có thể diễn đạt một số ý tưởng đơn giản, nhưng không diễn đạt được ý phức tạp. Biết sử dụng cụm từ và câu đơn giản để kéo dài câu trả lời.
4Có thể diễn đạt trôi chảy những ý đơn giản và có đôi khi gặp mốc nghẽn, cần phải tìm cấu trúc và từ vựng.
5Có thể nói các đoạn dài nhưng còn mắc lỗi sai và có dấu hiệu của sửa lỗi.
6Có thể tiếp tục diễn đạt trôi chảy dù có một số ngập ngừng không phải quá lâu để tìm cấu trúc và từ vựng.
7Có thể giao tiếp dễ dàng, tự nhiên, và dễ hiểu. Có nỗ lực trong việc thể hiện ngữ điệu và các chức năng khác của ngôn ngữ.
8Có thể giao tiếp dễ dàng, trôi chảy, và không phải mất thời gian để tìm từ vựng.
9Có thể giao tiếp dễ dàng và trôi chảy mà không còn hiện tượng lặp từ hay sửa lỗi.
10Thường xuyên nói các đoạn dài và có thể diễn đạt ý một cách rõ ràng, lưu loát, tự nhiên, và hiếm khi có hiện tượng lặp từ hay sửa lỗi.

Bảng Điểm Bố Cục Nội Dung

Mức ĐiểmTiêu Chí Bố Cục Nội Dung
0Thí sinh không dự thi.
1Hầu như không thể diễn đạt hoặc phát triển ý. Chỉ có thể liên kết từ và cụm từ bằng các từ kết nối như “và” hoặc “thì”.
2Trả lời được câu hỏi nhưng nội dung trả lời chưa phù hợp và không thể diễn đạt được ý ngoài những từ khóa được gợi ý.
3Trả lời được các câu hỏi và có thể phát triển ý nhưng mọi chứng chỉ đang liệt kê. Có thể liên kết ý bằng một số cách phương tiện kết nối đơn giản nhưng hay bị lặp.
4Trả lời phù hợp được các câu hỏi và thể hiện và gắng phát triển ý nhưng chỉ dưới dạng liệt kê. Có thể liên kết ý bằng một số cách phương tiện kết nối đơn giản.
5Trả lời phù hợp các câu hỏi và có thể phát triển ý dưới dạng liệt kê, tuy có dấu hiệu đang mở rộng ý nhưng các ý thường chưa rõ ràng hoặc bị lặp.
6Có thể phát triển ý trôi chảy dựa trên các câu hỏi và mở rộng ý bằng cách sử dụng các phương tiện kết nối phức tạp hơn nhưng chưa được rõ ràng mọi quan hệ giữa các ý.
7Có thể phát triển ý một cách trôi chảy và sử dụng nhiều loại phương tiện kết nối để hiện khá rõ ràng mối quan hệ giữa các ý.
8Có thể phát triển ý rất trôi chảy bằng nhiều chi tiết và ví dụ minh họa. Có sự dùng nhiều loại phương tiện kết nối đê thể hiện rõ ràng mọi quan hệ giữa các ý.
9Có thể trình bày ý rõ ràng, mạch lạc với cấu trúc chặt chẽ, thể hiện khá năng sử dụng thành thạo các phương tiện kết nối và các hình thức tổ chức ý.
10Có thể đáng phát triển ý rất mạch lạc và dùng phát minh họa và dẫn chứng phù hợp, lưu loát ra kết luận phù hợp. Có thể trình bày ý rõ ràng, mạch lạc với các thể hiện tốt nhất.

Phần 1 kỹ năng Nói kỳ thi VSTEP: Tương Tác Xã Hội

Thời Lượng: Phần thi này kéo dài 3 phút.

Cấu Trúc: Trong phần thi này, bạn sẽ được yêu cầu trả lời các câu hỏi từ 2 chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề gồm 3 câu hỏi.

Mục Đích: Phần thi này nhằm đánh giá khả năng tương tác và trả lời câu hỏi thông thường trong các tình huống xã hội bằng tiếng Anh.

Ví dụ:

Chủ Đề: Công Việc Và Nghề Nghiệp

  • Câu hỏi 1: What is your current job? (“Bạn đang làm nghề gì?”)
  • Câu hỏi 2: What do you enjoy most about your job? (“Bạn thích điều gì nhất về công việc của bạn?”)
  • Câu hỏi 3: What are your future career goals? (“Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì?”)

Lời Khuyên: Khi trả lời, hãy cố gắng cung cấp các chi tiết cụ thể để làm cho câu trả lời của bạn thú vị hơn. Sử dụng các từ vựng phong phú và cấu trúc câu đa dạng để thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn.

Lưu ý khi thi nói

Phát triển ý khi nói

Để gây ấn tượng với giám khảo, bạn cần mở rộng câu trả lời, không chỉ trả lời trực tiếp câu hỏi mà còn thêm chi tiết để làm rõ và phong phú hóa ý của mình. Thay vì chỉ nêu bật sự thật, hãy thêm vào những ví dụ cá nhân hoặc giải thích thêm để cho thấy bạn có khả năng suy nghĩ một cách sâu sắc về các chủ đề.

Liên kết các ý

Sử dụng các từ nối (ví dụ như firstly, secondly, additionally, however) để liên kết các ý tưởng của bạn một cách mạch lạc. Điều này không những giúp bài nói của bạn có trật tự và dễ theo dõi hơn, mà còn thể hiện khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt và chính xác.

Dùng từ vựng tốt và câu phức

Việc sử dụng từ vựng phong phú và cấu trúc câu phức tạp (như câu điều kiện, câu bị động, câu ghép) có thể giúp bạn tăng điểm số trong bài thi nói. Hãy chú ý sử dụng từ vựng chính xác theo ngữ cảnh và thể hiện sự hiểu biết sâu rộng qua việc dùng các cấu trúc câu khác nhau. Điều này cho thấy bạn không chỉ có vốn từ vựng rộng mà còn có khả năng áp dụng linh hoạt trong giao tiếp.

Ví dụ minh họa: Khi được hỏi về công việc, thay vì chỉ nói “I am a teacher”, bạn có thể mở rộng thành “I am a teacher specializing in language education, where I have the privilege to not only impart knowledge but also inspire a love for learning among my students. This role challenges me daily and offers the satisfaction of seeing my students grow intellectually and personally.”

Phần 2 kỹ năng Nói kỳ thi VSTEP: Thảo Luận Giải Pháp

Thời Lượng: Phần thi này kéo dài 4 phút.

Cấu Trúc: Bạn sẽ được đưa ra 1 tình huống cụ thể và 3 lựa chọn để giải quyết tình huống đó. Bạn cần phân tích và quyết định lựa chọn nào là tốt nhất, sau đó giải thích lý do của bạn.

Mục Đích: Phần thi này đánh giá khả năng của bạn trong việc phân tích tình huống, đề xuất giải pháp và biện luận để ủng hộ quan điểm của mình.

Ví dụ:

Tình huống: A company is considering ways to improve customer service quality. Three solutions have been proposed: training staff, upgrading the IT system, and extending business hours. Which solution do you think is the best choice? (Một công ty đang cân nhắc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng. 3 giải pháp được đề xuất: đào tạo nhân viên, nâng cấp hệ thống CNTT, và mở rộng giờ làm việc. Bạn nghĩ giải pháp nào là lựa chọn tốt nhất?)

Trả lời ví dụ:

In this situation, I would choose training staff because of the following reasons. The most important reason why I choose training staff is that they can help customers better. When staff learn good skills, they can answer questions and solve problems easily.

Moreover, training makes employees more confident. For example, if they know how to handle customer problems, they will feel happier at work. This will also make customers feel good.

About the other options, both upgrading the IT system and extending business hours have some problems. To be more specific, upgrading the IT system is expensive and takes time. While fixing it, customers may have trouble using the service.

Besides, I don’t choose extending business hours because employees will be too tired. If they work too much, they may not be friendly or helpful.

To sum up, training staff is the best choice because it helps both employees and customers.

Tạm dịch:

(Trong tình huống này, tôi sẽ chọn đào tạo nhân viên vì những lý do sau. Lý do quan trọng nhất khiến tôi chọn đào tạo nhân viên là họ có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Khi nhân viên học được các kỹ năng tốt, họ có thể trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.

Hơn nữa, đào tạo giúp nhân viên tự tin hơn. Ví dụ, nếu họ biết cách xử lý vấn đề của khách hàng, họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi làm việc.

Điều này cũng khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Về các lựa chọn khác, cả việc nâng cấp hệ thống CNTT và kéo dài giờ làm việc đều có một số vấn đề. Cụ thể, nâng cấp hệ thống CNTT tốn kém và mất nhiều thời gian. Trong lúc sửa chữa, khách hàng có thể gặp khó khăn khi sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, tôi không chọn kéo dài giờ làm việc vì nhân viên sẽ quá mệt mỏi. Nếu họ làm việc quá nhiều, họ có thể không thân thiện hoặc không hỗ trợ khách hàng tốt. Tóm lại, đào tạo nhân viên là lựa chọn tốt nhất vì nó mang lại lợi ích cho cả nhân viên và khách hàng.)

Giải thích:

Trong bài viết này, tôi đã giải thích lý do tại sao đào tạo nhân viên là lựa chọn tốt nhất. Tôi đã so sánh phương án này với hai lựa chọn khác (nâng cấp hệ thống CNTTkéo dài giờ làm việc) và chỉ ra những hạn chế của chúng. Đồng thời, tôi nhấn mạnh những lợi ích dài hạn của việc đào tạo nhân viên, bao gồm việc cải thiện kỹ năng phục vụ khách hàng, tăng sự tự tin của nhân viên và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, tôi đã sử dụng từ vựng liên quan đến dịch vụ khách hàng để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tình huống.

Lưu ý khi thi nói

Trước khi nói

1. Chọn Phương Án: Hãy lựa chọn phương án bạn cảm thấy dễ nói nhất. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong khi trình bày mà còn cho phép bạn truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và mạch lạc.

2. Phân Tích Ưu Nhược Điểm:

  • Tìm ra ít nhất 2 lợi ích của lựa chọn bạn đã chọn.
  • Xác định 1 nhược điểm cho mỗi trong 2 phương án còn lại, giúp bạn làm nổi bật lựa chọn của mình là ưu việt hơn.

Trong khi nói

1. Cấu Trúc Bài Nói:

  • Mở Bài: Giới thiệu tình huống và nêu rõ lựa chọn của bạn.
  • Thân Bài: Thảo luận chi tiết về các lợi ích của lựa chọn đã chọn và những bất lợi của các phương án khác. Sử dụng các dẫn chứng cụ thể và ví dụ để hỗ trợ ý kiến của bạn.
  • Kết Bài: Tóm tắt lại các điểm đã nêu và khẳng định lại lý do tại sao lựa chọn của bạn là tốt nhất.

2. Tham Khảo Dàn Ý Đã Chuẩn Bị: Khi nói, hãy tham khảo dàn ý bạn đã chuẩn bị trong phần chuẩn bị. Điều này sẽ giúp bạn không quên các điểm quan trọng và đảm bảo bài nói của bạn trôi chảy và đầy đủ.

Phần 3 kỹ năng Nói kỳ thi VSTEP: Phát Triển Chủ Đề

Thời Lượng: Phần thi này kéo dài 5 phút với 1 phút để chuẩn bị4 phút để trình bày chủ đề và 3 câu hỏi phụ.

Cấu Trúc: Trong phần thi này, bạn sẽ nhận được 1 chủ đề cùng với 3 gợi ý để phát triển chủ đề đó. Bạn có thể sử dụng các gợi ý đã cho và/hoặc thêm ý kiến cá nhân của mình.

Mục Đích: Phần thi này nhằm đánh giá khả năng của bạn trong việc tổ chức và trình bày suy nghĩ một cách rõ ràng và mạch lạc về một chủ đề cụ thể, cũng như khả năng phản hồi các câu hỏi mở rộng liên quan đến chủ đề.

Ví dụ:

Chủ Đề: The benefits of physical exercise for teenagers (Lợi ích của việc tập thể dục đối với thanh thiếu niên.)

Mở Bài: Tầm quan trọng của việc tập thể dục trong sự phát triển của thanh thiếu niên. (Importance of physical exercise in adolescent development)

Thân Bài:

  1. Improves Physical Health: Tập thể dục là nền tảng cho sự phát triển thể chất và sức khỏe. (Exercise as a cornerstone for physical development and health)
  2. Enhances Mental Health: Hoạt động thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng của trầm cảm và lo âu. (How regular activity can improve mood and reduce symptoms of depression and anxiety)
  3. Boosts Academic Performance: Mối liên hệ giữa hoạt động thể chất và khả năng tập trung và nhớ tốt hơn. (The connection between physical activity and improved concentration and memory)
  4. Promotes Social Skills: Thể thao và tập thể dục là nền tảng để phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp. (Sports and exercise as platforms for developing teamwork and communication skills)

Kết Bài: Nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của việc tập thể dục trong sự phát triển cân bằng của thanh thiếu niên. (Highlighting the integral role of exercise in balanced growth for teenagers)

Câu Hỏi Nâng Cao:

  • How does the physical activity level of teenagers today compare to that of previous generations? (Mức độ hoạt động thể chất của thanh thiếu niên ngày nay so với các thế hệ trước khác nhau như thế nào?)
  • In what ways can schools and communities encourage more teenagers to participate in regular physical activity? (Nhà trường và cộng đồng có thể khuyến khích thanh thiếu niên tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên bằng cách nào?)
  • Discuss the potential negative effects of excessive exercise among teenagers. How can they be mitigated? (Thảo luận về các tác động tiêu cực của việc tập thể dục quá mức đối với thanh thiếu niên. Làm thế nào để có thể giảm thiểu những tác động này?).

Lưu ý khi thi nói

Trước khi nói

  • Tìm kiếm lý do và ví dụ: Để làm rõ ý nghĩa của các ý tưởng đã cho, hãy tìm kiếm các ví dụ và lý do cụ thể. Điều này không chỉ giúp làm rõ các ý bạn muốn trình bày mà còn tăng cường sự thuyết phục cho bài nói của bạn.
  • Cách giới thiệu chủ đề: Suy nghĩ về một cách mới để giới thiệu chủ đề, sử dụng cấu trúc và từ ngữ khác so với những gì đã được cung cấp.

Trong khi nói

Mở Bài: Nhắc lại chủ đề bằng cách sử dụng cấu trúc và từ ngữ khác, giúp tạo sự chú ý và thu hút người nghe ngay từ đầu.

Thân Bài:

  • Chuyển đổi các ý đã cho thành các câu hoàn chỉnh, sau đó mở rộng bằng cách thêm ý kiến cá nhân và ví dụ cụ thể để chứng minh và làm rõ ý nghĩa.
  • Liên kết các ý tưởng với nhau bằng cách sử dụng các từ nối như “firstly”, “secondly”, “finally” hoặc “firstly”, “moreover”, “finally” để đảm bảo bài nói mạch lạc và logic.

Kết Bài: Khẳng định lại chủ đề mà không lặp lại các từ đã dùng trong phần mở bài, nhấn mạnh tầm quan trọng của những điểm bạn đã đề cập.

Ví dụ minh họa:

Nowadays, physical exercise has become popular with the general public. People think that regular exercise is essential for teenagers’ growth and well-being. In my opinion, I agree with this statement because of the following reasons.

The first benefit is that exercise improves physical health. This means that regular physical activity helps teenagers develop strong muscles and bones, maintain a healthy weight, and prevent diseases. For example, playing sports like basketball or running can help strengthen the heart and lungs, reducing the risk of heart disease in the future.

Secondly, the benefit is that exercise enhances mental health. This means that being physically active can improve mood and reduce stress, anxiety, and depression. For example, when teenagers engage in activities like yoga or swimming, their bodies release endorphins, which make them feel happier and more relaxed.

Thirdly, the third benefit is that exercise boosts academic performance. It means that physical activity increases blood flow to the brain, helping students focus and remember things better. For example, students who do regular exercise, such as jogging in the morning, often find it easier to concentrate in class and perform better in exams.

Lastly, the last benefit is that exercise promotes social skills. This means that team sports and group exercises help teenagers develop teamwork, communication, and leadership skills. For example, joining a football or volleyball team allows teenagers to interact with others, build friendships, and learn how to cooperate effectively.

To sum up, there are many advantages of physical exercise for teenagers. I think people should encourage young people to exercise regularly to support their overall growth and development.

Dàn ý cho phần 3 phát triển chủ đề

  • [Nhắc lại chủ đề, nhưng dùng từ ngữ khác]
  • Firstly, [ý chính 1 + giải thích/ ví dụ] … Secondly, [ý chính 2 + giải thích và ví dụ]. Finally, [ý chính 3 + giải thích và ví dụ] …
  • In short/ To sum up, because of the reasons I mentioned above, I believe that [paraphrase the topic].

Ví dụ triển khai:

Chủ Đề: The benefits of reading books regularly.

Dàn Ý Bài Nói Tiếng Anh B1 Phần 3:

  • [Nhắc lại chủ đề dùng từ ngữ khác]: “Today, I’d like to discuss why regularly engaging with books is crucial for personal development.”

  • Firstly, Cognitive Development: “Firstly, reading books improves mental agility and comprehension skills. For example, reading complex texts enhances cognitive abilities by forcing the brain to process information and build connections.”

  • Secondly, Emotional Intelligence: “Secondly, reading also boosts emotional intelligence. By exposing oneself to different characters and situations, readers develop empathy and better understand others’ feelings. A study showed that people who read fiction frequently have higher empathy scores.”

  • Finally, Knowledge Acquisition: “Finally, reading is a powerful tool for acquiring knowledge. Books provide access to a wealth of information about countless subjects, helping readers to expand their horizons. An example of this is how readers of historical books gain insights into past cultures and events.”

  • [In short/ To sum up]: “In conclusion, because of the cognitive, emotional, and informational benefits I’ve outlined, I firmly believe that the habit of reading books offers invaluable advantages for anyone looking to grow personally and intellectually.”